Một cái cây không có rễ sẽ không thể tồn tại, sinh sôi và phát triển… Vì vậy, làm thế nào để chúng ta nuôi dưỡng gốc rễ của Yoga?
Bất kể bạn dạy theo truyền thống nào, điều quan trọng là luôn quay về và tôn vinh mục đích cuối cùng của Yoga, đó là sự tự do; Yoga là một phương tiện để bạn tìm thấy bản chất của chân ngã, vượt lên trên những khổ đau. Vậy, khi bạn giảng dạy Yoga, hãy luôn quan sát chính mình liệu những lời dạy ấy có bắt nguồn từ sự nhận thức này không.
Lịch sử đã chỉ ra rằng mặc dù có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là chấm dứt khổ đau. Đây chính là chân lý trường tồn và đã tồn tại trên khắp các trường phái và giáo lý. Điều tôi luôn tự hỏi bản thân mình là: Những lời dạy của tôi có thấm nhuần chân lý cơ bản này không, hay những lời dạy của tôi đến từ một nơi của bản ngã?
- Cố gắng trở thành giáo viên Yoga “giỏi nhất”, “khó tính nhất”, hay “sáng tạo nhất”?
- Cố gắng trở nên “có thể thu lợi càng nhiều càng tốt?”
- Cố gắng phải luôn “hợp thời”?
Những ý định trên không tốt hay xấu, chỉ là điều để bạn suy ngẫm, soi chiếu và định hướng trong việc giảng dạy của mình. Hãy quan sát mà không phán xét và nhận thức về bản thân và về cách tiếp cận giảng dạy của bạn, câu trả lời và trí tuệ sẽ tự hiển lộ. Và hãy chia sẻ với tôi trải nghiệm của bạn nhé!
Leave a Reply