HỎI: Dạy lớp Yoga có học viên đang tập bị choáng, không thở nổi, mệt gần muốn xỉu thì phải làm sao?
ĐÁP:
- Hành động ngay tức thời để vực học viên dậy là hướng dẫn học viên ra chỗ thoáng mát có không khí. Chỉ 1-2 người có thể hỗ trợ được thì nên ở bên cạnh học viên. Những người còn lại đi ra xa không được vây xung quanh làm học viên ngộp. Để học viên ngồi nơi có thể tựa lưng vào và sơ cấp cứu bằng những việc sau:
+ Cho uống nước đường (nên cần phải có hộp đường ở chỗ dạy)
+ Dùng đầu ngón tay cái ấn mạnh huyệt ngay giữa nhân trung, hoặc huyệt ở trên nhân trung (ngay dưới đáy mũi, đây là huyệt số 19 trong Diện chẩn). Huyệt số 19 có tác dụng mạnh hơn huyệt nhân trung. Ấn mạnh giữ lâu, ấn 2-3 lần. Khi ấn huyệt này, cơ thể dù gặp vấn đề gì sẽ tự động phục hồi theo cơ chế tự nhiên.
+ Vừa làm vừa hỏi thăm học viên thấy thế nào. Nếu vẫn chưa ổn, thực hiện thủ pháp cào mặt. Dùng que dò để cào mặt. Nếu không có que dò thì dùng bất cứ vật gì có đầu nhọn (nhưng không gây chảy máu ví dụ như đầu cây viết, cây đũa, đầu ngón tay…) cào liên tục lên khắp mặt. Thủ pháp này có tác dụng cấp cứu rất hiệu nghiệm. Cào phải đau thì người ta mới tỉnh được.
+ Nếu bị vấn đề huyết áp thì dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa ở cả 2 bàn tay áp lại, day 2 bên mang tai và ở ngay sóng mũi. Bị huyết áp thấp thì day hướng lên, bị huyết áp cao thì day hướng xuống. Day liên tục nhiều lần.
Khi đã làm hết các cách này, học viên khỏe lại thì tốt. Đa phần học viên sẽ khỏe lại, và họ tự đi về được, nếu không tự về được thì HLV cần hỗ trợ đưa về. Còn sau 15-30 phút thực hiện mà học viên vẫn còn rất mệt, thì phải nghĩ ngay đến việc đưa vào cấp cứu ở bệnh viện gần nhất. Một số trường hợp khi thực hiện sơ cấp cứu học viên vẫn tỉnh lại nhưng nếu cần phải đưa đi cấp cứu để có sự điều trị sâu hơn thì vẫn phải đưa đi
- Nguyên nhân của tình trạng này là
+ Có nhiều nguyên nhân: do học viên có vấn đề về sức khỏe như tiền sử bị huyết áp cao/thấp, hạ canxi, thiếu máu, mất nước nhiều hoặc học viên bị stress kéo dài, bụng đang đói, ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, thức khuya, mất ngủ làm cơ thể mất cân bằng và trở nên kháng cứ khi có những tác động của asana hay pranayama
+ Nguyên nhân nữa là: trong lúc tập học viên không hít thở đều đặn, giữ hơi lâu mà chưa quen, hoặc HLV không hướng dẫn kỹ hít thở, bài tập liên tục không có thư giãn, chuyển động cuối xuống, đứng lên nhiều. Phòng tập bít khí hoặc quá nóng.
Đối với trường hợp học viên sức khỏe yếu nên cho họ tập riêng với HLV một thời gian để họ quen với nhịp độ, cường độ, các bài tập, và cơ thể họ thích nghi dần. Khi ổn rồi mới cho học chung với lớp thông thường. Ngoài ra, trong lúc hướng dẫn lớp Yoga đại trà, trước khi lớp bắt đầu nếu thấy có người mới thì HLV phải hỏi thăm họ có vấn đề sức khỏe nào không. Trong suốt buổi dạy phải rất chú tâm đến những học viên có tiền sử bệnh, quan sát họ kỹ hơn, luôn nhắc nhở hít thở, thư giãn, cho họ tập nơi thoáng khí một chút. Những học viên tập hay bị choáng chú ý không cho tập những dạng như hot-yoga hay tập trong phòng nóng, không tập các tư thế ngã gập sâu ngửa đầu nhiều, không tập các thế lộn ngược người. Đặc biệt luôn quan sát và nhắc học viên hít thở đều. Những người này cũng không cần cho họ tập các bài tập hít thở quá sâu và mạnh như Kapalbhati, không cho giữ hơi. Chỉ cần hít thở đều đặn, nhẹ nhàng là ổn.
Đầy đủ hơn, sau lớp học, phải tư vấn cho họ về nhà cần thay đổi 1 số thói quen làm ảnh hưởng sức khỏe. Nên muốn biết họ có thói quen nào không tốt thì phải hỏi: về cách ăn uống, nghỉ ngơi, giấc ngủ….Tập Yoga kết hợp với việc thay đổi các thói quen không tốt thì sức khỏe mới cải thiện được.
P/S: 1 cách rất tâm linh nhưng vô cùng hiệu quả và tốt lành là trước khi bắt đầu các buổi tập, hãy niệm thầm hoặc niệm to tên các vị thầy Guru (thầy Sivananda, thầy Vishnu Devananda) hay các bậc giác ngộ mà các bạn đặt tình yêu và niềm tin như Đức Phật, Đức Chúa… cầu mong được bảo vệ và bình an. Các bạn sẽ được bảo vệ và chở che đi qua mọi thử thách, và an lành!
Leave a Reply