Mục tiêu cuối cùng của việc tập luyện Yoga đó là đạt được hạnh phúc. Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng: “Dù làm gì, thì mục tiêu tối thượng của con người luôn luôn là hạnh phúc”
Sự thật là con người chúng ta làm gì cũng có một mục đích cả. Vì tất cả mọi việc đều tốn nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc. Nếu không thấy bản thân mình tốt hơn thì tốt nhất là ngừng lại.
Việc tập Yoga cũng vậy. Việc tập Yoga phải giúp cho bạn khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn.
Sự khỏe mạnh và hạnh phúc trong Yoga được xây dựng từ 1 yếu tố “CÂN BẰNG”.
Cân bằng “cơ thể” & “tâm trí”.
Để cân bằng được tâm trí, bạn cần hiểu quy luật vận động của tâm trí và cách kiểm soát chúng. Bạn sẽ được học về điều này trong 1 khóa Đào tạo HLV Yoga hoặc 1 khóa học chuyên đề về Triết lý Yoga & Thiền
Cũng vậy, để cân bằng được cơ thể, bạn cần học về cách cơ thể vận hành như thế nào thông qua việc hiểu về GIẢI PHẪU HỌC của cơ thể. Không chỉ dừng lại ở việc hiểu, mà bạn phải ứng dụng được vào việc tập luyện các tư thế, hướng tư thế trong 1 sự thẳng hàng (hay còn gọi là ĐỊNH TUYẾN). Nhưng cái hay của 1 HLV Yoga khi học về cấu trúc CƠ THỂ NGƯỜI không chỉ dừng lại ở hiểu, mà bạn còn biết 1 điều tuyệt vời hơn là CHẤP NHẬN & TÔN TRỌNG từng điểm giới hạn khác nhau của mỗi người. Bạn cần nắm những nguyên tắc Định tuyến chung cơ bản cho tất cả, và Định tuyến riêng phù hợp với cấu trúc của từng người.
Ví dụ trong cùng 1 tư thế như Tadasana (Trái núi), tại sao có người nên đứng khép chân lại, có người nên được mở rộng hai chân bằng hông, có người nên đặt vị trí hai bàn chân song song, có người nên mở nhẹ hai bàn chân xoay ra ngoài. Vì nếu mỗi học viên được hướng dẫn định tuyến phù hợp với cấu trúc cơ thể của họ, những rủi ro chấn thương sẽ được hạn chế tối đa. Khi sự an toàn đã đảm bảo, bước tiếp theo là tạo đòn bẩy cho việc vào & giữ thế vững vàng & thoải mái.
Có những học viên có ưu điểm nổi trội ở 1 phần nào đó của cơ thể như cái lưng dưới rất dẻo thì họ cứ tập uốn lưng. Họ cứ nghĩ rằng tốt, nhưng sự quá đà luôn gây nên 1 sự mất cân bằng trầm trọng, và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ chấn thương theo thời gian. Điều đáng nói là học viên không biết họ đang bị mất cân bằng, và không ý thức được phần nào của mình đang còn rất yếu. Hoặc họ biết nhưng do thói quen trong tập luyện họ ngại đụng chạm đến những phần đang bị yếu. Một HLV có kiến thức và kinh nghiệm sẽ nhìn ra được điểm có vẻ “mạnh” này thật ra là 1 sự mất cân bằng, và là điểm yếu chết người. Học viên cần được hướng dẫn làm mạnh ở những phần khác để giúp cơ thể chống đỡ tốt và cân bằng tốt hơn ví dụ phần lưng trên và toàn bộ cơ lõi..
Dạy Yoga có tâm và sự nhiệt huyết là điều kiện cần và bạn luôn phải trao dồi. Nhưng có tâm phải đi cùng với kiến thức đã được trau dồi qua năm tháng thì mới đủ.
Leave a Reply